Dây Nhảy Quang Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng

Ngày nay, viễn thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc liên kết toàn cầu và truyền tải thông tin nhanh chóng. Dây nhảy quang là một phần không thể thiếu trong hệ thống viễn thông này. Chúng có vai trò chuyển đổi tín hiệu quang học. Để hiểu rõ hơn về dây nhảy quang, hãy cùng IHN tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dây Nhảy Quang Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng

Dây nhảy quang là gì?

Dây nhảy quang, hay còn được gọi là cáp quang đoạn nối (Fiber Optic Patch Cord). Đây là một loại cáp được sử dụng trong mạng truyền thông để kết nối các thiết bị mạng với nhau. Chúng có độ dài từ 3m, 5m, 10m, 15m hoặc có thể lên đến vài chục mét.

Cấu trúc của chúng bao gồm một sợi cáp quang bọc ngoài bởi một lớp vỏ bảo vệ. Sợi cáp quang có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như thủy tinh hoặc nhựa. Lớp vỏ bảo vệ được làm từ các vật liệu như PVC, PE hoặc LSZH tùy thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể.

Đặc biệt, dây nhảy quang thường chỉ có một sợi quang trong mỗi sợi. Khác với các dây cáp quang có thể chứa nhiều sợi quang khác nhau. Dây cáp quang được dùng để truyền tín hiệu từ mạng quang này sang mạng quang khác với khoảng cách xa. Trái lại, dây nhảy quang dùng để kết nối trực tiếp hai thiết bị mạng với nhau, thường là trong khoảng cách ngắn (từ 1m, 2m, 3m, 5m, 10m đến vài trăm mét).

Hai đầu của dây được gắn với các đầu nối như SC, ST, FC, LC, MTRJ,… Chúng được phủ phóng theo các chuẩn PC, UPC, APC. Các loại đầu nối này được sử dụng để:

  • Kết nối các thiết bị mạng quang với nhau như Converter quang, switch quang, router quang, modem quang,…

  • Kết nối các thiết bị quang với phụ kiện quang như hộp phối quang ODF, Module quang SFP,…

  • Kết nối các thiết bị quang khác như camera IP, đầu ghi hình,…

 

Dây Nhảy Quang Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng

Các loại dây nhảy quang phổ biến

Có nhiều loại cáp quang đoạn nối được sản xuất để đáp ứng nhu cầu kết nối quang giữa các thiết bị đa dạng. Chúng được phân thành các loại sau:

Theo loại sợi quang

  • Dây nhảy quang Singlemode (SM): Bao gồm loại OS1 và OS2, phù hợp cho truyền dẫn xa và tốc độ cao.

  • Dây nhảy quang Multimode (MM): Bao gồm các loại OM1, OM2, OM3, OM4, thích hợp cho truyền dẫn trong khoảng cách ngắn.

  • Hiện nay phổ biến nhất là 2 loại dây nhảy quang Singlemode OS1 và Multimode OM3, OM4.

Theo loại đầu nối

Các loại đầu nối quang như SC, LC, FC, ST, MTRJ, được phân thành:

  • Đầu nối cùng loại bao gồm SC-SC, LC-LC, FC-FC, ST-ST,…

  • Đầu nối khác loại bao gồm SC-LC, SC-ST, SC-FC, LC-ST, LC-MTRJ,…

  • Hiện nay, hai loại phổ biến nhất là dây SC-SC và dây SC-LC.

Theo số lượng sợi quang

Cáp quang đoạn nối được phân loại theo số lượng sợi và chiều dài như sau:

  • Dây nhảy sợi quang Simplex: chỉ bao gồm 1 sợi quang duy nhất với 2 đầu kết nối bấm sẵn.

  • Dây nhảy sợi quang Duplex: bao gồm 2 sợi quang với 4 đầu kết nối bấm sẵn.

  • Dây nhảy sợi quang MPO: có nhiều sợi quang hơn 2 sợi với các đầu kết nối bấm sẵn.

Theo chiều dài

Khoảng cách kết nối giữa các thiết bị trong hệ thống mạng quang không cố định. Do đó dây nhảy quang được phân loại theo độ dài khác nhau. Từ 1m, 2m, 3m, 4m, 5m, 10m, 15m, 20m, 25m, 30m, 50m, đến hơn 200m.

Theo mục đích sử dụng

Theo mục đích sử dụng cáp quang đoạn nối được phân thành hai loại chính:

  • Dây nhảy chống cháy: có lớp bảo vệ làm từ chất liệu chịu nhiệt cao, thường được sử dụng trong các hệ thống mạng quang đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn cao và khả năng phòng cháy chữa cháy.

  • Dây nhảy không chống cháy: là loại dây quang bình thường, có lớp vỏ làm từ nhựa PVC hoặc PE, có khả năng bảo vệ tốt và dễ sử dụng.

Dây Nhảy Quang Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng

Ứng dụng

Dây nhảy quang mang đến sự linh hoạt và tiện lợi trong việc sử dụng hệ thống mạng quang. Chúng được sử dụng để kết nối từ hộp ODF đến thiết bị quang điện hoặc giữa hai ODF với nhau. Từ đó giúp quá trình truyền tải dữ liệu trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Người dùng sẽ có thể tiết kiệm được chi phí trong quá trình sử dụng và truyền tải hình ảnh, âm thanh, video. Cũng như các chương trình truyền hình cáp yêu cầu sự chính xác và độ nét cao.

Mỗi loại dây có cấu tạo và ứng dụng khác nhau:

  • Đầu kết nối SC thường được sử dụng với các bộ chuyển đổi quang điện.

  • Đầu kết nối LC thường được dùng với các Module quang để chuyển đổi tín hiệu vào Switch và các thiết bị Converter.

  • Đầu kết nối FC thường được áp dụng trong hệ thống truyền tải tín hiệu hình ảnh và âm thanh như CCTV, AHD-CVI-TVI, sử dụng các bộ chuyển đổi tín hiệu video sang quang.

  • Đầu kết nối ST có ứng dụng khác biệt hơn, thường được sử dụng với các hệ thống rơ le và bộ chuyển đổi E1 (Ethernet). Hiện nay, đầu kết nối ST ít được sử dụng và thường chỉ dành cho việc bảo dưỡng hoặc thay thế trong các hệ thống cũ.

Internet cáp quang hiện nay đang trở thành xu hướng phổ biến với những ưu điểm nổi bật hơn so với cáp đồng. Do đó, dây nhảy sợi quang cũng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Kết luận

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhu cầu sử dụng các thiết bị phụ trợ như module quang và các loại dây nhảy quang ngày càng gia tăng. Dây nhảy sợi quang sẽ giúp kết nối mạng trơn tru và ổn định hơn. Đồng thời mang lại hiệu quả vượt trội và chi phí hợp lý cho các doanh nghiệp và tổ chức. Liên hệ ngay với IHN để được tư vấn và đặt mua sản phẩm phù hợp!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IHN

  • Trụ sở chính: Lô 02, Tầng 1, Tòa nhà CT1AB, Khu đất đài PSPT Mễ Trì, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
  • VP Đà Nẵng: Số 77 Hòa Phú 1, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
  • VP HCM: Tòa nhà Genesis số 39 Lê Hiến Mai, Khu phố 1, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 096 217 4486
  • Email: info@ihn.vn

DỰ ÁN TIÊU BIỂU

Intracom Riverside

Biệt Thự Đảo Ecopark Grand

Khách Sạn & Khu Nghỉ Dưỡng PULLMAN Hải Phòng

Four Points By Sheraton Da Nang

Vinpearl Resort & Spa Hội An, Quảng Nam