Tủ rack là một sản phẩm không thể thiếu trong hệ thống thiết bị mạng và điện tử tại Việt Nam. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các trung tâm dữ liệu và hệ thống mạng để lắp đặt máy chủ và các thiết bị phụ trợ. Vậy hiện trên thị trường có các loại tủ rack nào phổ biến? IHN sẽ chia sẻ với bạn qua bài viết dưới đây.
Tủ rack là gì
Tủ rack còn được gọi là tủ mạng hoặc cabinet. Đây là loại tủ chuyên dụng được thiết kế để chứa và bảo vệ các thiết bị mạng tại các cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu, nhà máy hoặc văn phòng. Tủ rack bảo vệ các thiết bị này trước những yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời và độ ẩm cao. Ngoài ra, nó còn giúp quản lý và kiểm soát các thiết bị mạng một cách dễ dàng hơn trong hệ thống.
Trong tủ rack có thể chứa các thiết bị như máy chủ, switch, router, modem và tấm cắm khác. Nó cũng cung cấp nguồn điện cho các thiết bị và thường được thiết kế để chống cháy và chống thấm nước. Từ đó bảo vệ các thiết bị bên trong và đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả mà không gặp sự cố.
Thông thường, tủ rack được sản xuất theo tiêu chuẩn kích thước 19 inch. Các vật liệu chính thường là thép hoặc tôn, có độ dày từ 1.2mm đến 1.5mm. Công nghệ cắt CNC được áp dụng để đảm bảo kích thước chính xác của từng chi tiết. Bề mặt của tủ thường được phủ lớp sơn tĩnh điện, mang lại tính thẩm mỹ và độ bền cao. Tiêu chuẩn này đảm bảo rằng tủ rack có thể bảo vệ và quản lý các thiết bị mạng một cách hiệu quả.
Các loại tủ rack phổ biến
Tủ rack được phân loại theo từng chức năng và mục đích sử dụng khác nhau như sau:
Tủ đặt máy chủ (Server Rack)
Tủ Server Rack được thiết kế dưới dạng hình chữ nhật. Tủ được chế tạo từ thép hoặc tôn, phủ lớp sơn tĩnh điện màu đen để chống lại sự ăn mòn. Đây là loại tủ có bốn bức tường và thường có kích thước lớn. Tủ được sử dụng chủ yếu trong các phòng server, các trung tâm dữ liệu, và các hệ thống mạng viễn thông, nơi có lượng thiết bị lớn.
Hai cửa trước và sau được thiết kế dưới dạng lưới để máy chủ thoát nhiệt hiệu quả và giúp quản trị viên dễ dàng quan sát. Bên trong, tủ được trang bị quạt gió để tản nhiệt, phối hợp với hệ thống làm mát tổng thể của các trung tâm dữ liệu. Chúng giúp đảm bảo máy chủ hoạt động ổn định và bền bỉ.
Ưu điểm của loại tủ này là không gian bên trong rộng rãi và được bảo vệ kỹ lưỡng. Bao gồm các tính năng như chống côn trùng và giảm thiểu ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường. Người quản lý kỹ thuật có thể quản lý và điều chỉnh các thiết bị một cách hiệu quả và thuận tiện. Đồng thời dễ dàng thay thế hoặc lắp đặt các thiết bị mới khi cần thiết.
Tủ treo tường (Wallmount Rack)
Wallmount Rack là một loại tủ rack được treo trên tường, thường có kích thước nhỏ gọn và tiện dụng. Tủ rack treo tường phù hợp cho không gian hẹp, có thể được đặt trên sàn hoặc treo tường. Tủ rack treo tường gồm ba loại chính: Tủ được thiết kế với cánh lưới, tủ được thiết kế với cánh Mica, tủ được thiết kế hở.
Tủ rack treo tường tạo ra không gian làm việc sạch sẽ và rộng rãi. Tủ có thể lưu trữ các thiết bị mạng, Modem và các thiết bị nặng. Đồng thời dễ dàng quản lý dây cáp. Đặc biệt, tính năng khóa an toàn giúp đảm bảo tính bảo mật cho các thiết bị bên trong. Vì vậy chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho các văn phòng và công ty lớn.
Tủ mở (Open Rack)
Open Rack là loại tủ rack có thiết kế và chức năng khác biệt so với các loại tủ rack khác. Open Rack thực chất là một khung hình chữ nhật, được sử dụng như một giá đỡ để đặt các thiết bị như máy chủ, router…
Với thiết kế đơn giản này, việc lắp đặt máy chủ và thiết bị mạng trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời hỗ trợ thoát nhiệt tốt và cho phép quản trị viên quan sát các thiết bị một cách thuận tiện. Tuy nhiên, tính đơn giản cũng là một nhược điểm của Open Rack. Nó thiếu các tấm bảo vệ xung quanh, không đảm bảo sự an toàn cho máy chủ và thiết bị. Cũng như dễ bị tác động cơ học gây hỏng hóc.
Tủ để ngoài trời (Out Door Rack)
Out Door Rack là một loại tủ lớn và có cấu trúc vững chắc. Chúng thường được đặt bên ngoài trời để chứa các bộ thiết bị điều khiển, đặc biệt là trong các hệ thống mạng viễn thông. Tủ được thiết kế chắc chắn, có khả năng chống cháy và cách nhiệt tốt. Tủ thường được phủ bằng lớp sơn bóng để chống thấm nước và chống han gỉ. Chúng có khả năng chống lại các tác động mạnh từ môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, lựa chọn kích thước tủ rack cũng phụ thuộc vào không gian sẵn có trong phòng đặt thiết bị. Trên thị trường có nhiều loại tủ rack như 6U, 10U, 12U, 15U, 20U, 27U, 32U, 36U, 42U và 45U. Mỗi loại tủ rack có chiều cao và độ sâu khác nhau, phù hợp với các vị trí lắp đặt khác nhau. Ví dụ như tủ server rack 42U là một trong những lựa chọn phổ biến được nhiều người sử dụng hiện nay.
Kết luận
Tủ rack đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ và duy trì ổn định hoạt động của các thiết bị công nghệ thông tin. Nhờ vào tủ rack, các thiết bị này có thể hoạt động ổn định và được quản lý dễ dàng. Việc chọn lựa đúng loại tủ rack sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm không gian. Đồng thời bảo vệ các thiết bị khỏi các yếu tố môi trường xung quanh. Liên hệ ngay với IHN để được tư vấn và lựa chọn loại tủ rack phù hợp nhất!
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IHN
- Trụ sở chính: Lô 02, Tầng 1, Tòa nhà CT1AB, Khu đất đài PSPT Mễ Trì, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
- VP Đà Nẵng: Số 77 Hòa Phú 1, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
- VP HCM: Tòa nhà Genesis số 39 Lê Hiến Mai, Khu phố 1, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- Hotline: 096 217 4486
- Email: info@ihn.vn