Bộ chuyển đổi quang điện ra đời để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi tín hiệu, cải thiện tốc độ và khoảng cách truyền tín hiệu một cách hiệu quả hơn. Chúng đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Để hiểu rõ về bộ chuyển đổi quang điện, hãy cùng IHN khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Bộ chuyển đổi quang điện là gì
Bộ chuyển đổi quang điện còn được gọi là Fiber Optic Media Converter. Chúng là thiết bị mạng được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu giữa dạng điện và dạng quang. Thông qua bộ chuyển đổi quang, người quản lý mạng có thể dễ dàng chuyển đổi tín hiệu từ mạng cáp đồng sang mạng cáp quang mà không cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống mạng. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên và thời gian khi nâng cấp hệ thống từ cáp đồng (như UTP, STP) lên cáp quang.
Bộ chuyển đổi quang điện có khả năng tự động điều chỉnh theo chuẩn IEEE802.3u. Chúng tự động nhận diện và điều chỉnh tốc độ 10, 100 hoặc 1000Mbps tùy loại thiết bị. Đèn LED trên bộ chuyển đổi quang điện thường hiển thị trạng thái của các cổng điện (RJ-45, cáp UTP), kết nối, tốc độ và chế độ hoạt động (full/half duplex), cổng quang FX.
Bộ chuyển đổi quang có khả năng sử dụng đồng thời 2 chuẩn đường truyền cáp quang trên cùng một thiết bị. Với cáp quang Single mode, chúng có thể kết nối ở khoảng cách lên tới 120km. Từ đó giúp kết nối thông tin dễ dàng hơn ở các vị trí địa lý xa và không thuận tiện.
Phân loại bộ chuyển đổi quang điện
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bộ chuyển đổi quang điện khác nhau. Chúng được phân loại dựa trên tốc độ truyền dẫn, loại cáp sử dụng và số lượng sợi quang. Chủ yếu gồm hai loại chính: loại 1 sợi quang và 2 sợi quang. Cả hai loại đều có khoảng cách truyền dẫn từ 20 – 120Km.
Bộ chuyển đổi 1 sợi quang
Đây là loại bộ nhỏ gọn, chỉ sử dụng một sợi truyền dẫn quang trên mỗi converter. Thông thường, mỗi bộ sẽ bao gồm 2 converter. Mỗi đầu lần lượt là A và B, tương ứng với đầu nhận và đầu phát. Tốc độ truyền dẫn là 100Mbps. Chúng thường được sử dụng trong các mạng cáp quang của Viettel, VNPT, FPT, CMC…
Bộ chuyển đổi 2 sợi quang
Loại này có cả hai đầu nhận và phát trên cùng một thiết bị và truyền tín hiệu hai chiều qua cùng một sợi quang. Tốc độ truyền dẫn là 100Mbps và 1000Mbps.
Thông thường, bộ chuyển đổi 2 sợi quang được dùng để kết nối hai mạng LAN với nhau. Nhưng để đảm bảo tính linh hoạt và dự phòng, nên sử dụng cáp quang có 4 sợi (4FO). Trong đó 2 sợi để truyền dẫn và 2 sợi dự phòng cho mở rộng trong tương lai.
Nguyên lý hoạt động
Bộ chuyển đổi quang điện hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi giữa tín hiệu điện và tín hiệu quang. Cách thức hoạt động của chúng được mô tả như sau:
-
Nhận tín hiệu: Bộ chuyển đổi quang nhận tín hiệu từ môi trường truyền dẫn ban đầu, có thể là cáp mạng đồng (Ethernet CAT-5, CAT-5E, CAT-6…) hoặc cáp quang. Tín hiệu này thường là tín hiệu điện.
-
Chuyển đổi tín hiệu: bộ chuyển đổi sử dụng các thành phần điện tử và quang học để chuyển đổi tín hiệu từ dạng điện sang dạng quang hoặc ngược lại. Tùy thuộc vào cấu trúc mạng, bộ chuyển đổi có thể chỉ chuyển đổi tín hiệu trong một chiều. Từ điện sang quang hoặc từ quang sang điện hoặc cả hai chiều.
-
Truyền tín hiệu: Sau khi chuyển đổi, tín hiệu được truyền qua môi trường truyền dẫn khác. Nếu ban đầu là tín hiệu điện, bộ chuyển đổi sẽ chuyển tín hiệu thành dạng quang và truyền qua cáp sợi quang. Nếu ban đầu là tín hiệu quang, bộ chuyển đổi sẽ chuyển tín hiệu thành dạng điện và truyền qua cáp mạng đồng.
-
Chuyển đổi trở lại tín hiệu ban đầu: Tại đầu bên kia của môi trường truyền dẫn, có một bộ chuyển đổi quang thứ hai. Bộ chuyển đổi này nhận tín hiệu quang hoặc điện. Tùy thuộc vào loại cáp mà nó kết nối và chuyển đổi trở lại dạng tín hiệu ban đầu (điện hoặc quang).
Ứng dụng
Bộ chuyển đổi quang có thể áp dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực và tình huống khác nhau. Không chỉ đơn thuần là để truyền dẫn và chuyển đổi tín hiệu, các bộ chuyển đổi quang còn có nhiều ứng dụng khác:
-
Kết nối hai mạng LAN với phạm vi hơn 100m: Bộ chuyển đổi có thể kết nối hai mạng nội bộ LAN ở hai địa điểm khác nhau một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần sử dụng hai bộ converter để thực hiện điều này.
-
Truyền tín hiệu hình ảnh từ IP camera trong phạm vi rộng như: hệ thống camera giao thông, hội nghị truyền hình, và công nghiệp truyền hình. Đây là mô hình tiết kiệm chi phí, giúp kết nối mạng linh hoạt hơn đảm bảo hiệu suất hoạt động của mạng.
-
Sử dụng 2 bộ chuyển đổi quang để chia thành 4 VLAN – 4 mạng nội bộ độc lập. Chúng giúp tiết kiệm chi phí một cách tối ưu, cách ly hoàn toàn về mặt vật lý, đảm bảo an toàn thông tin tối đa.
-
Tạo giải pháp mạng dự phòng: Sử dụng 2 bộ chuyển đổi quang điện 2cổng quang. Một để dự phòng và một để hoạt động. Khi một đường gặp sự cố, đường còn lại vẫn hoạt động bình thường. Đảm bảo mạng hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn.
-
Tạo mạng cáp quang nội bộ “nối tiếp”: sử dụng một số bộ chuyển đổi 2 cổng quang. Chúng giúp dễ dàng kết nối và mở rộng mạng. Bốn cổng LAN (trên một bộ chuyển đổi) có thể cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng khác nhau.
Kết luận
Bộ chuyển đổi quang điện là một công nghệ quan trọng trong viễn thông hiện đại. Chúng mang lại sự linh hoạt, hiệu suất và tiện ích trong việc kết nối và truyền tải thông tin trong hệ thống mạng. Liên hệ ngay với IHM để được tư vấn và sở hữu sản phẩm với giá thành tốt nhất!
BCÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IHN
- Trụ sở chính: Lô 02, Tầng 1, Tòa nhà CT1AB, Khu đất đài PSPT Mễ Trì, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
- VP Đà Nẵng: Số 77 Hòa Phú 1, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
- VP HCM: Tòa nhà Genesis số 39 Lê Hiến Mai, Khu phố 1, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- Hotline: 096 217 4486
- Email: info@ihn.vn