Cáp Chống Cháy Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Cáp Chống Cháy

Trên thị trường hiện nay, nhu cầu sử dụng cáp điện an toàn và bền bỉ ngày càng cao. Trong đó, cáp chống cháy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng và hệ thống điện. Vậy cáp chống cháy là gì? Đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng của cáp chống cháy như thế nào? Hãy cùng IHN tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Cáp Chống Cháy Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Cáp Chống Cháy

Cáp chống cháy là gì

Cáp chống cháy (Fire resistant cable) là loại cáp có đặc tính khó cháy và hạn chế sự lan truyền của lửa. Nhưng không có nghĩa là cáp sẽ không bị cháy hoặc có khả năng chống lại ngọn lửa hoàn toàn. Khi bị cháy, cáp vẫn có thể dẫn điện bình thường trong một khoảng thời gian nhất định tùy theo cấp độ tiêu chuẩn quy định.

Cáp chống cháy được sản xuất từ các lõi đồng rắn được tôi nhẵn hoặc lõi đồng bện. Trước đây, vỏ cáp thường làm từ nhựa tổng hợp PVC. Tuy nhiên, lớp vỏ này khi cháy sẽ tạo ra khí thải độc hại, gây hại cho người và môi trường. Vì vậy, các nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng các chất liệu an toàn hơn. Hiện nay, vỏ cáp được làm từ những chất liệu ít khói và không sinh ra khí độc.

Cáp chống cháy có hai loại phổ biến:

  • FR-CV: Cu/Mica/XLPE/FR-PVC – Đây là loại cáp chống cháy thông thường với lớp vỏ ngoài là FR-PVC.

  • FR-CL: Cu/Mica/XLPE/LSFH – Đây là loại cáp chống cháy ít khói, không độc với lớp vỏ ngoài là LSFH.

Cấu tạo của cáp chống cháy

Cáp chống cháy được thiết kế với các thành phần sau:

  • Lõi đồng: có khả năng chịu nhiệt cao và dẫn điện tốt.

  • Lớp cách điện Mica chống cháy: chịu được nhiệt độ cao và ngăn ngừa sự lan truyền của lửa.

  • Lớp cách điện XLPE: chịu nhiệt tốt và không tạo khói độc khi cháy. XLPE (Cross-Linked Polyethylene) là vật liệu cách điện có độ bền cơ học cao.

  • Lớp vỏ bảo vệ LSZH (Low Smoke Zero Halogen): là lớp vỏ ngoài cùng, ít khói và không chứa Halogen. Lớp này giúp giảm thiểu khói và khí độc hại trong trường hợp cháy.

Tính năng chi tiết:

  • Lõi dẫn điện được bảo vệ bởi một lớp băng chắn lửa và cách điện bằng hợp chất nhiệt rắn ít khói không Halogen hoặc XLPE.

  • Các lõi cáp được bố trí cùng nhau và được bảo vệ bởi lớp vỏ bọc ít khói không Halogen. Với các loại cáp nhiều lõi, lớp vỏ này được bọc thép quanh dây cáp. Đối với các cáp đơn, lớp vỏ này được làm bằng nhôm. Cuối cùng, tất cả các dây cáp đều có lớp bảo vệ bên ngoài bằng vật liệu ít khói không Halogen.

  • Loại cáp không có giáp bảo vệ không bao gồm lớp đệm bên trong và lớp bọc thép.

  • Vỏ bọc ít khói không Halogen của tất cả các loại cáp này có khả năng chống tia cực tím.

Cáp Chống Cháy Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Cáp Chống Cháy

Ứng dụng

Cáp chống cháy thường được sử dụng trong các công trình quy mô lớn và yêu cầu độ an toàn cao như: trung tâm thương mại, chung cư, tòa nhà, khu resort, sân bay… Ở những quốc gia phát triển, loại cáp này rất phổ biến trong hệ thống điện công trình, đặc biệt là trong hệ thống thoát hiểm, hệ thống báo cháy, và hệ thống điện chính.

Loại cáp này thường được tích hợp vào các hệ thống sau:

  • Hệ thống báo cháy

  • Hệ thống phun nước chữa cháy

  • Thiết bị dò tìm và thoát khói

  • Hệ thống đèn báo nguy khẩn cấp và lối báo thoát hiểm

Các yêu cầu khi lựa chọn cáp chống cháy cho công trình

Khi lựa chọn cáp chống cháy cho công trình nên đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Các dây và cáp dùng trong hệ thống chữa cháy, bao gồm đường trục cấp cứu hỏa, đường dây chiếu sáng khẩn cấp, và hệ thống báo cháy tự động, cần phải được chọn từ các loại cáp phù hợp.

  • Đường trục cấp điện của các thiết bị chữa cháy chính nên sử dụng cáp cách điện khoáng. Ngoài ra, có thể sử dụng cáp ít khói không chứa halogen với khả năng chống cháy đạt tiêu chuẩn.

  • Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp nên sử dụng cáp ít khói không chứa halogen có khả năng chống cháy.

  • Hệ thống dây dẫn cho báo cháy tự động nên sử dụng cáp ít khói không chứa halogen. Đối với các cáp được giấu kín, có thể sử dụng cáp chống cháy thông thường.

Các tiêu chuẩn của cáp chống cháy

Trên cáp chống cháy, các ký hiệu thường bao gồm thông tin về vật liệu chống cháy và các tiêu chuẩn liên quan. Chúng giúp đảm bảo an toàn và độ ổn định của hệ thống điện. Do đó, các tiêu chuẩn của loại cáp này cần được kiểm định nghiêm ngặt. Dưới đây là một số tiêu chuẩn thường thấy:

Tiêu chuẩn IEC 60331: Cáp phải chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong ít nhất 90 phút.

Tiêu chuẩn CNS 11174: Cáp phải chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 840 độ C trong 30 phút.

Tiêu chuẩn BS 6387: Tiêu chuẩn này chia cáp thành các loại A, B, C, W, X, Y, Z với các yêu cầu khác nhau:

  • Loại A: Chống cháy ở nhiệt độ 650 độ C trong 3 giờ.

  • Loại B: Chống cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong 3 giờ.

  • Loại C: Chống cháy ở nhiệt độ 950 độ C trong 3 giờ.

  • Loại W: Chống cháy khi có nước ở nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút. Sau đó chịu thêm 15 phút khi có nước phun tác động lên cáp.

  • Loại X: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút.

  • Loại Y: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở nhiệt độ 750 độ C trong 15 phút.

  • Loại Z: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở nhiệt độ 950 độ C trong 15 phút.

Kết luận

Cáp chống cháy được thiết kế để đảm bảo an toàn cho con người. Chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ, bảo vệ cả tính mạng và tài sản. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm thêm những kiến thức hữu ích về loại cáp này. Nếu có điều gì thắc, hãy gọi đến hotline của IHN để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IHN

  • Trụ sở chính: Lô 02, Tầng 1, Tòa nhà CT1AB, Khu đất đài PSPT Mễ Trì, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
  • VP Đà Nẵng: Số 77 Hòa Phú 1, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
  • VP HCM: Tòa nhà Genesis số 39 Lê Hiến Mai, Khu phố 1, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 096 217 4486
  • Email: info@ihn.vn

DỰ ÁN TIÊU BIỂU

Intracom Riverside

Biệt Thự Đảo Ecopark Grand

Khách Sạn & Khu Nghỉ Dưỡng PULLMAN Hải Phòng

Four Points By Sheraton Da Nang

Vinpearl Resort & Spa Hội An, Quảng Nam